Sử dụng Dây Đau Xương trong điều trị bệnh xương khớp như thế nào?

Dạo gần đây, mọi người truyền tai nhau về bài thuốc xương khớp hiệu quả từ Dây đau xương. Vậy loại cây này có nguồn gốc ở đâu? Dây đau xương có tác dụng hiệu quả với các bệnh xương khớp hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Nhận biết cây Dây đau xương

Dây Đau Xương là một loài thực vật có hoa, tên gọi khác là cây Tục Cốt Đằng, Khoan Cân Đằng.

Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora tomentosa Miers, timospora Malabarica Miers, Menispermun malabarilum Lamk)

Dây đau xương
Dây đau xương

Dây đau xương là một loại thực vật dạng dây leo, dài 7-10 cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, về sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi.

Lá của loại cây này cũng có lông nhất là ở mặt dưới, lá có hình tim, ở phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20 cm, rộng 8-11 cm có 5 gân nhỏ và toả hình chân vịt.

Cây mọc hoang nhiều ở các vùng núi, ở nơi có khí hậu nhiệt đới như ở các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ. Ở nước ta, loại cây này xuất hiện ở mọi nơi nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở vùng núi Tây Bắc.

Dây đau xương thường sinh trưởng và phát triển rất nhanh và khỏe mạnh. Thông thường sẽ ra quả vào tháng ba hoặc tháng tư. Đặc điểm nhận biết:

  • Hoa thường có lông măng trắng nhạt, mọc đơn độc, cũng có thể mọc thành chùm ở kẽ lá, nhiều khi mấy chùm tụ lại.
  • Chùm hoa có chiều dài khoảng 10 cm.
  • Quả hạch, khi chín có màu đỏ và dịch nhầy. Quả đôi khi có hình bán cầu với mặt phẳng bán cầu bị hõm lại.

Một mẩu thân được trồng trong vòng 2 năm trong điều kiện thuận lợi có thể cho tới 20 kg vừa thân vừa lá. cắt lấy thân về cắt ngắn thành từng đoạn dài 20–30 cm rồi phơi hay sấy khô hoặc dùng tươi đều rất hiệu quả.

2. Dây đau xương chữa bệnh gì?

Loại “thần dược” này có chứa nhiều hoạt chất alkaloid có tác dụng chống viêm, giảm đau và tê nhức rất tốt và được sử dụng trong Đông y để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người.

Trong cây đau xương còn chứa chất Dinorditerpen Glucosid Tinosinensid A, B. Đây là chất có công dụng giảm viêm mạnh mẽ. Do đó, dùng dây đau xương trị khớp sưng đỏ, nóng, đau cho hiệu quả nhanh chóng. Dinorditerpen Glucosid còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Acetylcholin và Histamin.

Loại cây này ảnh hưởng lớn lên huyết áp động vật thí nghiệm, tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra nó còn có tác dụng hiệp đồng cùng với thuốc ngủ, an thần, lợi tiểu, thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp. Dây đau xương còn được sử dụng làm thuốc bổ.

Dây đau xương chữa bệnh gì
Dây đau xương chữa bệnh gì

Theo y học cổ truyển, cây đau xương có tác dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân hoạt cốt dùng để trị triệu chứng:

  • Bệnh phong tê thấp
  • Đau nhức xương khớp
  • Đau người
  • Bệnh đau dạ dày

Ngày nay, với công nghệ y học ứng dụng hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thêm một số ích lợi khác ở loại cây này như:

  • Giảm đau mỏi cơ gân
  • Trị đau nhức xương khớp
  • Đau mỏi vai gáy
  • Đau thần kinh tọa
  • Kìm hãm thoái hóa xương khớp
  • Chữa tràn dịch khớp gối
  • Chữa tê bì chân tay
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout
  • Điều trị chấn thương tụ máu
  • Chữa sốt rét kinh niên

Xem thêm: Top 9 loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất

4. Dây đau xương được chế biến và sử dụng như thế nào?

Dây đau xương được chế biến và sử dụng như thế nào?
Cây đau xương được chế biến và sử dụng như thế nào?

Bộ phận được sử dụng từ cây Dây đau xương bao gồm thân và lá.

  • Hái lá và cắt thân về cắt ngắn thành từng đoạn dài khoảng 20 – 30 cm, phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc.
  • Riêng lá cây đau xương thường được dùng tươi.

Cây dây đau xương đã được chế biến thành dạng cao để thuận tiện trong việc bào chế các bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp.

Trà dây đau xương là một sản phẩm được sử dụng dưới dạng nước uống. Công dụng của trà dây đau xương là hỗ trợ mạnh gân cốt, điều trị phong thấp.

Ngoài ra, còn có thể dùng dây đau xương ngâm rượu để sử dụng cũng rất có lợi cho cơ thể

  • Kết hợp ngâm dây đau xương với đậu đen xanh lòng, hạt cốt khí.
  • Hoặc dùng thân dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng rồi ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5. Mỗi ngày dùng 3 lần và mỗi lần uống khoảng 1 chén rượu nhỏ.

5. Cách điều trị một số bệnh xương khớp cụ thể

5.1. Chữa trị chấn thương do ngoại lực tác động

Các chấn thương khi vận động, lao động, sinh hoạt hằng ngày làm cho xương khớp bị sưng, đau, viêm.

  • Sử dụng lá đem rửa sạch, giã nát với một ít rượu vắt lấy nước cốt để uống.
  • Phần bã còn lại đem chưng nóng rồi đắp vào các vùng sưng đau để giúp giảm đau nhanh chóng.
Chữa trị chấn thương do ngoại lực tác động
Chữa trị chấn thương do ngoại lực tác động

5.2. Hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Sử dụng 15g các loại dây đau xương, kê huyết đằng, cành lá kim ngân, ngũ vị tử. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc bằng cách sắc nước uống hàng ngày.

5.3. Chữa trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, thấp khớp

  • Sử dụng khoảng 20 – 30g các loại cây bao gồm: dây đau xương, cỏ xước, rễ gấc, bưởi bung, đơn gối hạc. Thuốc được sử dụng bằng cách sắc để uống mỗi ngày 1 thang.
  • Sử dụng 20 củ mài, 12g khoan cân đằng, 20g cẩu tích, 16g tỳ giải, 16g đỗ trọng, 16g bổ cốt toái, 12g rễ cỏ xước, 12g thỏ ty tử. Đem tất cả các nguyên liệu sắc nước uống hoặc ngâm rượu.

5.4. Sử dụng làm thuốc thấp khớp

  • Cao của dây đau xương và củ kim cang với tỉ lệ bằng nhau. Ngày uống 6g cao sẽ hỗ trợ điều trị thấp khớp hiệu quả.
  • Cao bào chế từ loại cây này kết hợp hoàng lực, độc lực, thổ phục linh, lá lốt, huyết giác, bưởi bung, tầm xuân, kê huyết đằng, hoàng nàn chế, ngưu tất cũng cho hiệu quả tốt đối với bệnh thấp khớp.

5.5. Chữa trị viêm khớp vùng thắt lưng và cổ

  • Lấy lá đem giã nhỏ, trộn với một ít nước rồi đắp lên các chỗ xương khớp đau nhức.
  • Thái nhỏ thân và lá cây, sao vàng rồi đem ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một cốc nhỏ. Phụ nữ hay những người không uống được rượu, có thể đem sắc với nước uống. Sử dụng kiên trì khoảng 15-20 ngày sẽ thấy tác dụng.
Chữa trị viêm khớp vùng thắt lưng và cổ
Chữa trị viêm khớp vùng thắt lưng và cổ

5.6. Chữa rắn cắn

Cây còn có thể giúp giải độc khi bị rắn cắn, giúp vết thương mau hồi phục hơn.

  • Sử dụng 20g lá, 20g lá tía tô, 30g lá thài lài, 50g rau sam.
  • Những vị thuốc đều được sử dụng lúc tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn.

Các bạn có thể tham khảo sản phẩm King Joint F1 với thành phần chính là Glucosamin và các thảo dược thiên nhiên, trong đó có chứa 150mg hàm lượng Dây đau xương, hỗ trợ tốt cho các bệnh xương khớp. Chi tiết xem tại: https://www.kingjoint.vn

Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên, các bạn đã có thêm kiến thức về loại “thần dược” này. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Dây_đau_xương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *