Nguyên tắc uống glucosamine đúng theo lứa tuổi

Bổ sung glucosamine đúng cách được xem là cách bảo vệ xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh xương khớp ngày càng đáng báo động và có xu hướng trẻ hóa, vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng như xương khớp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Glucosamine được coi là nguồn “dinh dưỡng thiết yếu” cho hệ xương khớp của cơ thể.

Bố sung glucosamine đúng cách
Bố sung glucosamine đúng cách

1. Glucosamine là gì? Tại sao cần bổ sung Glucosamine?

Glucosamine là một nhóm đường amino đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành móng, gân, da, xương khớp, dây chằng. Glucosamine còn có tác dụng tăng cường chất bôi trơn cho các sụn khớp, hỗ trợ giúp giảm tình trạng khô khớp, đau và sưng viêm khớp. 

Khi càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể sẽ ngày càng giảm chức năng vốn dĩ chúng đảm nhận, đặc biệt là khả năng tổng hợp glucosamine cũng giảm dần theo thời gian, lâu dần dẫn tới tình trạng thoái hóa, sụn khớp cứng và mỏng đi, xương thiếu chất bôi trơn nên khi sinh hoạt tạo nên cảm giác đau nhức, giảm khả năng vận động dẫn tới các bệnh lý xương khớp thường gặp như: Thoái hóa đốt sống, Thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng,…Chưa kể tới với điều kiện sống ngày càng ô nhiễm, nhịp sống hối hả, lao động cường độ nhiều khiến việc lão hóa xảy ra nhanh hơn. Vì vậy, thay vì nhìn sự thoái hóa của cơ thể, hãy bổ sung glucosamine cho hệ xương khớp khỏe mạnh từ khi còn trẻ tuổi.

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về glucosamine

2. Bao nhiêu tuổi bổ sung được Glucosamine?

Theo ý kiến của một số chuyên gia thì nên bổ sung glucosamine sau tuổi 30. Tại độ tuổi 30, cơ thể bắt đầu bị suy giảm lượng hormone hỗ trợ sức khoẻ xương khớp và cơ bắp yếu đi. Mặt khác, khi này khả năng hấp thu của cơ thể vẫn hoạt động tốt, nhóm lứa tuổi này lại có điều kiện tài chính ổn định để có thể nghĩ tới việc bổ sung glucosamine qua chế phẩm thực phẩm bổ sung ngoài dinh dưỡng từ bữa ăn. 

Thuốc bổ xương khớp có tốt không
Thuốc bổ xương khớp có tốt không

3. 02 nguồn bổ sung Glucosamine nhanh chóng, tiện lợi.

Glucosamine thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có vỏ như cua, tôm, hến, xương các loại động vật, hoặc các loại nấm… Vì vậy, bạn có thể bổ sung glucosamine trực tiếp qua bữa ăn hàng ngày từ các món ăn nguồn gốc từ xương, sụn động vật, vỏ tôm, vỏ cua, nấm…Hàm lượng glucosamine trong thực phẩm rất ít, hơn nữa còn có sự hao hụt qua cách chế biến, cách bảo quản nên nhìn chung bổ sung glucosamine qua bữa ăn là không hiệu quả nhiều. 

Một cách bổ sung hiệu quả và tiện lợi đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là các dòng thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine với thành phần thông dụng là glucosamine kết hợp với chondroitin sulfate. Glucosamine được bổ sung qua đường uống, đường bôi hoặc đường tiêm. Cách bổ sung qua chế phẩm bổ sung được ưa chuộng vì tính tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Người sử dụng có thể bổ sung liều lượng theo độ tuổi, tình trạng cơ thể trên hướng dẫn của nhà sản xuất một cách dễ dàng hàng ngày. 

Những lưu ý khi sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng

4. Các lưu ý khi sử dụng glucosamine đúng lứa tuổi?

Bổ sung glucosamine là rất tốt cho sức khoẻ xương khớp của cơ thể nhưng cũng cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

4.1. Trường hợp bệnh lý, chế phẩm glucosamine được cung cấp với hàm lượng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200-1500mg glucosamine/ngày. Một số chế phẩm nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mng/ngày

4.2. Một sống bệnh nhân gặp tác dụng tương tác bất lợi khi dùng đường uống, nên để giảm các triệu chứng thì glucosamine thường được dùng cùng hoặc sau khi ăn. Một số chuyên gia nước ngoài khuyên nên uống glucosamine cùng bữa ăn của bạn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, bởi dinh dưỡng trong thực phẩm là chất xúc tác chính tăng hấp thu glucosamine cho cơ thể. 

Khi dùng đường uống, bạn sử dụng cùng nước lọc, không sử dụng nước hoa quả hay đồ uống có cồn vì sẽ làm giảm tác dụng của glucosamine.

4.3. Kiên nhẫn và duy trì sử dụng glucosamine để đạt được hiệu quả tốt: Glucosamine được xếp vào nhóm thuốc tác dụng chậm lên triệu chứng trong viêm khớp. Do đó, thời gian sử dụng được khuyên dùng là liên tục 2-3 tháng để thấy hiệu quả nếu bạn đang có tình trạng bệnh lý xương khớp. 

4.4.  Chú ý: Nếu bạn quên sử dụng một liều trong ngày thì bạn nên làm gì? Câu trả lời là: “hãy dùng càng sớm càng tốt, tuy nhiên nêu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch, Không dùng gấp đôi liều đã quy định. 

4.5.  Một sống đối tượng không nên dùng Glucosamine: 

  • Người dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng Glucosamine.
  • Người tiểu đường, hen suyễn, cảm cúm, bệnh nhiêm khuẩn tai – mũi – họng.
King Joint F1 - Hỗ trợ tăng tiết dịch và bảo vệ màng sụn khớp
King Joint F1 – Hỗ trợ tăng tiết dịch và bảo vệ màng sụn khớp

5. Người già có nên uống Glucosamine?

Khi tuổi càng cao, sức khỏe xương khớp càng đi xuống. Đồng thời, sụn khớp bị mòn dần đi, làm giảm độ linh hoạt của cơ xương khớp, khiến người cao tuổi đi lại khó khăn hơn. Theo thống kê, khoảng 60% người trên 60 tuổi mắc bệnh về xương khớp và tuổi càng cao thì tỷ lệ càng tăng, Vì vậy, việc bổ sung glucosamine cho người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Trên mỗi chế phẩm bổ sung glucosamine đều có liều lượng sử dụng phù hợp cho từng độ tuổi và tình trạng người dùng, hãy đọc thông tin hướng dẫn kĩ càng trước khi sử dụng. Mặc dù vậy, với tình trạng đào thải đã suy giảm ở người cao tuổi thì việc ưu tiên bổ sung qua đường ăn uống vẫn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu với lứa tuổi này.

Xem thêm: 3 lí do bạn nên dùng glucosamine trong điều trị đau xương khớp

Trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết cho việc bổ sung glucosamine. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn và sử dụng chế phẩm bổ sung glucosamine một cách hợp lý và hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Glucosamine có tốt không? Báo Healthline của Mỹ

Tôi có nên dùng thử Glucosamine không?

Những điều nên biết trước khi sử dụng Glucosamine

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *